Các nghệ sĩ đưa khán giả về miền hồi ức và dòng suy nghiệm với hơn 30 tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Khởi động du lịch âm nhạc tại Hội An
Trong ngày đại lễ kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước và 21 năm ngày mất của nhạc sĩ họ Trịnh, chương trình đặc biệt Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Nối miền di sản đã diễn ra thành công vượt mong đợi, để lại những dư âm còn vang vọng mãi trong lòng khán giả.
Sự kiện âm nhạc này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ và tri ân sâu sắc cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, góp phần khởi động mạnh mẽ du lịch và các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật, văn hóa giàu chiều sâu tại Hội An.
Mặc dù trời mưa, các nghệ sĩ và khán giả vẫn cháy hết mình trong một đêm nhạc đầy cảm xúc
Không chỉ là chương trình nghệ thuật nổi bật tại Hội An kể từ khi thiết lập "bình thường mới", đêm nhạc còn đánh dấu sự khởi đầu của một khía cạnh rất tình, rất thơ và cũng hứa hẹn hút khách tại Hoian d’Or: du lịch âm nhạc.
Thực tế, mô hình này đã tạo được tiếng vang lớn tại Việt Nam, ngày càng phổ biến và hấp dẫn công chúng. Âm nhạc trữ tình trên nền cảnh tự nhiên nên thơ là một sự kết hợp hoàn hảo, đem lại trải nghiệm thưởng nhạc "live in nature" vô cùng độc đáo, thi vị và là "vũ khí" mới giúp gia tăng đáng kể lượng khách du lịch.
Tại Hoian d’Or, sân khấu thương cảng, quảng trường cộng hưởng tại trục Thương mại, sân khấu ngoài trời tại trục Sinh thái sẽ là những điểm hẹn lý tưởng để tổ chức các chương trình nhạc Trịnh, lễ hội âm nhạc truyền thống và hiện đại.
Không dừng lại ở âm nhạc, Hoian d’Or được đón chờ với 12 tháng lễ hội sống động và rực rỡ quanh năm cùng hàng trăm tiện ích, công trình mang tính biểu tượng giàu giá trị. Đây sẽ là những "chất liệu" chắp cánh cho du lịch Hội An phát triển thêm ở những sắc vóc mới trên nền tảng văn hóa truyền thống.
"Hồn xưa họa vóc mới"
Được kiến tạo trở thành một new downtown ngay kế bên phố cổ, Hoian d’Or bừng sáng như một điểm đến mang tính biểu tượng khi vừa gìn giữ, kế thừa những di sản văn hoá truyền thống ngàn đời, vừa mang bản sắc riêng với hơi thở đương đại và tinh thần phát triển hướng đến những xu hướng tất yếu, những giá trị bền vững của nhân loại.
Không chỉ giới hạn tại Hội An, tính di sản rất cao của Hoian d’Or còn bao hàm cả những kho tàng vô giá từ mọi miền đất nước, được ví như một cuốn bách khoa toàn thư sống động và chân thực giúp du khách được trải nghiệm tương đối trọn vẹn các hình thái, quá trình phát triển của nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam.
Không gian văn hoá mô tả hình dáng của chiếc nón lá Việt Nam
Điều này trước hết được thể hiện đậm nét nhất qua trục văn hoá tại Hoian d’Or với phòng triển lãm ảnh Hội An xưa và nay, khu trưng bày kỷ vật Trịnh Công Sơn, nhạc cụ 54 dân tộc Việt Nam, hiện vật gốm Chu Đậu...
Tiếp đến, quảng trường cộng hưởng Hoian d’Or sẽ là nơi tái hiện các lễ hội truyền thống đặc sắc như lễ hội Đêm Rằm rực rỡ đèn hoa đăng, lễ hội Bắp Nếp ngạt ngào hương đồng gió nội, lễ hội Cầu Bông nguyện ước cho mưa thuận gió hoà…, qua đó mở ra cánh cửa giúp du khách tiếp cận gần và thấu hiểu sâu sắc về văn hoá bản địa.
Quảng trường cộng hưởng sống động và rực rỡ quanh năm với 12 tháng lễ hội xuyên suốt
Hành trình khám phá này sẽ trọn vẹn thêm nhờ khu tái hiện làng nghề truyền thống tại trục thương mại, được ví như một "bảo tàng đương đại" nơi du khách thoả sức thưởng lãm những sản phẩm độc đáo từ đời sống dân gian với mây tre đan, đèn lồng thủ công, gốm Thanh Hà…
Đồng thời, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua các khối kiến trúc mang vẻ đẹp vượt thời đại tại Hoian d’Or mà hiện hữu là các căn nhà phố Maison de Ville. Nơi đây ghi dấu sự kết hợp đầy cảm hứng giữa tinh thần bất biến của những ngôi nhà cổ trong phố Hội với những phong cách thiết kế đương đại của thế giới.
Có thể nói, Hoian d’Or không chỉ mở rộng, làm phong phú thêm các điểm "phải đến" tại Hội An mà còn tạo chiều sâu cho các trải nghiệm khám phá văn hoá, truyền thống bản địa tại một trong những thành phố di sản nổi tiếng nhất thế giới.